Bùng nổ ngày Chung kết giải đấu Liên Quân Mobile Quốc tế - AIC 2023
Mạng xã hội mới đây lan truyền một đoạn video ghi lại tình huống giao thông nguy hiểm, khiến nhiều người vô cùng bức xúc. Theo đó, một tài xế lái xe khách giường nằm chạy ẩu, không chỉ xem thường luật cố tình đi vào làn dừng khẩn cấp; mà còn bất chấp nguy hiểm chèn đường, chuyển làn ẩu, tạt đầu xe khác, suýt dẫn đến tai nạn nghiêm trọng.Vụ việc được xác định xảy ra vào gần 8 giờ ngày 22.1.2025 trên cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết, đoạn qua địa bàn xã Sông Phan, huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.Theo hình ảnh được camera hành trình gắn trên ô tô cùng lưu thông ghi lại, thời điểm nói trên, xe này đang di chuyển trên làn giữa cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, hướng từ Đồng Nai về Bình Thuận Tiền. Khi đến khu vực gần lối ra Quốc lộ 55, từ phía sau xuất hiện một xe khách giường nằm màu vàng, mang biển kiểm soát 77E-007.21 (có dán tên nhà xe Đệ Nhất, chạy tuyến Quy Nhơn - Cần Thơ) bất chấp luật chạy trên làn dừng khẩn cấp để vượt các xe phía trước.Đáng nói, sau khi vượt lên, xe khách đột ngột chuyển làn, chèn đường và tạt đầu ô tô gắn camera hành trình để trở về làn giữa, bất khoảng cách giữa các xe đã rất gần. Tình huống dẫn đến va chạm khiến gương chiếu hậu của ô tô gắn camera hành trình bị hất cụp, may mắn không dẫn đến tai nạn nghiêm trọng.Mặc dù vậy, đoạn video ghi lại vụ việc sau khi được đăng tải trên các diễn đàn, hội nhóm đã nhanh chóng lan truyền, thu hút sự chú ý từ đông đảo cư dân mạng. Đa phần người xem đều tỏ ra hết sức bất bình và phẫn nộ trước kiểu lái xe tham gia giao thông quá nguy hiểm và xem thường luật của tài xế xe khách nói trên.Bên cạnh đó, không ít cư dân mạng cũng lên tiếng yêu cầu cơ quan chức năng cần vào cuộc xác minh và xử phạt nghiêm trường hợp lái xe nguy hiểm này.Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:Phạt tiền từ 4 - 6 triệu đồng đối với người điều khiển xe không tuân thủ quy định khi vào hoặc ra đường cao tốc; điều khiến xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường của đường cao tốc; không tuân thủ quy định về khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước khi chạy trên đường cao tốc (Điểm d Khoản 5 Điều 6). Ngoài ra, người vi phạm còn bị trừ 2 điểm Giấy phép lái xe.Trường hợp vi phạm dẫn đến tai nạn giao thông, tài xế bị phạt từ 20 - 22 triệu đồng.Toyota Veloz Cross: Đẹp nhưng lắm 'thị phi', lái có thuyết phục?
Vào lúc 10 giờ 30 ngày 7.1, Báo Thanh Niên tổ chức chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến "Chọn ngành học tương lai: Công nghệ thông tin và các ngành công nghệ". Chương trình diễn ra đồng thời ở các kênh: thanhnien.vn, Fanpage facebook, kênh YouTube, TikTok Báo Thanh Niên.Chọn ngành học phù hợp là mong muốn của tất cả học sinh sau khi hoàn tất chương trình giáo dục phổ thông. Do đó, để giúp học sinh có thêm thông tin trong lựa chọn ngành học tương lai, từ hôm nay chương trình tư vấn truyền hình trực tuyến của Báo Thanh Niên sẽ đi sâu tìm hiểu từng lĩnh vực ngành nghề cụ thể. Trong chuỗi 7 lĩnh vực đào tạo chủ đạo bậc ĐH, công nghệ thông tin và các ngành công nghệ hiện có nhiều ngành đào tạo ở các trường hiện nay.Tại Việt Nam công nghiệp bán dẫn và các ngành công nghệ số cốt lõi như trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, dữ liệu lớn... đang được Chính phủ đẩy mạnh phát triển. Nhiều tập đoàn công nghệ hàng đầu trên thế giới có kế hoạch phát triển các trung tâm nghiên cứu, mở rộng đầu tư, kinh doanh, sản xuất tại Việt Nam, trong đó có tập đoàn công nghệ số 1 thế giới NVIDIA. Trong bối cảnh đó, cơ hội với người theo học lĩnh vực công nghệ thông tin và các ngành công nghệ sẽ ra sao?Trong chương trình tư vấn, các chuyên gia sẽ đưa ra những thông tin dự báo về nhu cầu nhân lực, xu hướng phát triển của lĩnh vực ngành nghề này, đặc biệt những ngành "hot" hiện nay. Cùng với thông tin về thực tế quá trình đào tạo, chương trình cung cấp thông tin định hướng giúp trả lời câu hỏi người học nào phù hợp với lĩnh vực ngành nghề này.Không những thế, trong bối cảnh thay đổi kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh năm 2025, những lưu ý với thí sinh xét tuyển vào các ngành học này cũng được chia sẻ trong chương trình.Đợt 1 của chương trình từ 10 giờ 15-11 giờ 15 gồm các chuyên gia:PGS-TS Phạm Thành Dương, Trưởng khoa Kỹ thuật Trường ĐH Việt Đức, cho hay VN đang chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của các xu hướng công nghệ mới như AI, học máy, điện toán đám mây, internet vạn vật... VN nằm ở trung tâm của Đông Nam Á, gần tuyến đường hàng hải cửa ngõ đến những nền kinh tế hàng đầu như Trung Quốc, Úc... Chính phủ luôn tích cực xây dựng chính sách hỗ trợ doanh nghiệp. VN cũng có lực lượng lao động dồi dào, học sinh thì giỏi các môn khoa học tự nhiên...Bối cảnh quốc tế cũng là nhân tố quan trọng, sự cạnh tranh quan trong giữa các nước công nghệ hàng đầu... và nhiều tập đoàn lớn như Samsung, Intel và gần đây nhất là NVIDIA đến VN cũng là cơ hội cho VN phát triển các ngành công nghệ.Tiến sĩ Trương Hải Bằng, Trưởng ngành Khoa học máy tính Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, thông tin: "Nhu cầu nhân lực các ngành công nghệ tại VN đang tăng trưởng rất cao. Theo dự báo của trang tuyển dụng Topdev, năm 2025 VN cần 700.000 nhân lực công nghệ thông tin trong khi hiện tại chỉ có 530.000, thiếu hụt hơn 100.000 mỗi năm".Về chất lượng đào tạo, mỗi năm có khoảng 57.000 sinh viên công nghệ thông tin tốt nghiệp nhưng chỉ 30% đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, còn lại phải đào tạo thêm từ 3-6 tháng.Số lượng chuyên gia AI tại VN hiện nay đang còn hạn chế. Lĩnh vực an toàn thông tin dự báo nhu cầu lên đến 700.000 người nhưng hiện nay chỉ đáp ứng 10%, nhân lực phát triển phần mềm đang được doanh nghiệp ưu tiên tuyển dụng. Về lương, một lập trình viên đạt mức lương 1.100-3.000 USD/tháng, ở các nước Hàn Quốc, Nhật Bản, châu Âu cao hơn rất nhiều.VN đang là điểm đến hấp dẫn của nhiều tập đoàn công nghệ, tuy nhiên để đáp ứng được yêu cầu, người lao động VN cần có các kỹ năng như tư duy phát triển, giao tiếp, quản lý thời gian... Hiện VN đang thiếu nhân lực cả về số lượng và chất lượng...Thạc sĩ Nguyễn Thị Diệu Anh, Phó trưởng khoa Công nghệ thông tin Trường ĐH Văn Hiến, cho biết: "Với vai trò đào tạo đội ngũ nhân lực phục vụ xu thế công nghệ của đất nước, trường ĐH phải thay đổi, hướng đến đào tạo đội ngũ chất lượng cao, tập trung vào AI, big data, internet vạn vật... Trường phải đổi mới chương trình đào tạo, cập nhật thường xuyên kiến thức kỹ năng về công nghệ mới, có chuẩn đầu ra, được kiểm định... Phải tăng cường hợp tác doanh nghiệp, đặc biệt doanh nghiệp công nghệ.Trường cũng cần hướng đến đào tạo công dân toàn cầu, phải đào tạo kỹ năng mềm và ngoại ngữ vì phải tương tác với chuyên gia nước ngoài, doanh nghiệp đa quốc gia...Các trường cũng phải đầu tư vào chương trình đổi mới sáng tạo giải quyết các bài toán thực tế, dự án khởi nghiệp... Đồng thời hợp tác quốc tế, đầu tư cơ sở vật chất và công nghệ mới như nền tảng liên quan trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn...Trong chương trình, một thí sinh đặt câu hỏi: ''AI đang là ngành học xu hướng vậy nếu em học ngành công nghệ thông tin hay khoa học máy tính thì có nhiều cơ hội việc làm và cơ hội phát triển hay không?''.Thạc sĩ Nguyễn Thị Diệu Anh cho rằng tất cả doanh nghiệp đều cần có đội ngũ, phòng ban làm việc về công nghệ thông tin, máy tính... Vì thế nhu cầu nhân lực của ngành công nghệ thông tin và khoa học máy tính rất cao. Tuy nhiên thách thức là công nghệ thay đổi thường xuyên nên bản thân sinh viên phải thường xuyên cập nhật kiến thức, kỹ năng, chẳng hạn kỹ năng học tập suốt đời.PGS-TS Phạm Thành Dương thông tin Trường ĐH Việt Đức lồng ghép ghép AI vào tất cả các ngành học. Ví dụ ngành khoa học máy tính sử dụng chương trình học của Đức, tích hợp thêm chuyên ngành thiết kế chip. Ngoài ra, chuyên ngành hệ thống vi mạch điện tử tích hợp vào ngành kỹ thuật điện-điện tử và máy tính...Trường đang tiếp tục xây dựng các chương trình về bán dẫn, xây dựng hệ thống phòng thí nghiệm phục vụ đào tạo chuyên sâu. Trường đưa ra những hỗ trợ để thu hút sinh viên giỏi về STEM để tham gia vào các hoạt động học tập nghiên cứu về AI và chip bán dẫn.Theo PGS-TS Phạm Thành Dương, Trường ĐH Việt Đức còn có ngành kỹ thuật giao thông thông minh, kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật quy trình sản xuất bền vững, kỹ thuật xây dựng, kỹ thuật kiến trúc và sắp tới sẽ mở ngành cơ điện tử. CHLB Đức sẽ hỗ trợ xây dựng chương trình, hệ thống phòng thí nghiệm... Với ngành kỹ thuật giao thông thông minh, các em được học về xây dựng, các dịch vụ giao thông thông minh, cơ khí, ô tô, công nghệ thông tin... Tốt nghiệp, các em có thể làm trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô, các công ty vận chuyển, các cơ quan nhà nước về xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng, các dự án đường sắt cao tốc, đường bộ cao tốc hoặc hệ thống metro...Tiến sĩ Trương Hải Bằng cho hay Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn có chuyên ngành AI, các hệ thống dữ liệu lớn, thiết kế vi mạch, công nghệ thông tin trong y tế. Sinh viên học những chuyên ngành này được sử dụng nền tảng về AI, các phần mềm tiên tiến của phòng thí nghiệm AI. Trường đang xây dựng nâng cấp thành phòng thiết kế vi mạch. Sinh viên từ năm 2 có thể tham gia làm việc tại phòng thí nghiệm này với sự hướng dẫn của giảng viên, chuyên gia từ doanh nghiệp thông qua các dự án liên quan đến AI, thương mại điện tử... Trường tuyển sinh tổ hợp A0, A1, D7, C4. Các phương thức xét tuyển được áp dụng năm 2024 dự kiến sẽ tiếp tục trong năm nay: xét tuyển thẳng, xét điểm học bạ, xét điểm thi đánh giá năng lực của ĐH quốc gia TP.HCM và xét điểm thi tốt nghiệp THPT.Thí sinh đặt câu hỏi thiết kế vi mạch với trí tuệ nhân tạo có mối liên quan gì đến nhau trong công việc hay không? Nên chọn ngành nào để sau này có mức thu nhập cao hơn? Tiến sĩ Trương Hải Bằng cho rằng AI được ứng dụng trong tất cả mọi lĩnh vực. Riêng trong thiết kế vi mạch thì AI được sử dụng để tự động hóa và tối ưu trong quá trình thiết kế, giúp tăng tốc độ, giảm chi phí cải thiện hiệu suất. Về thu nhập, đã có sinh viên tốt nghiệp ngành AI với mức lương trên 2.000 USD/tháng nếu đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Còn thiết kế vi mạch thì cơ hội việc làm và thu nhập cũng rất lớn.Thạc sĩ Nguyễn Thị Diệu Anh cho hay công nghệ thông tin là một trong những lĩnh việc mũi nhọn được Trường ĐH Văn Hiến đầu tư. Các chuyên ngành/ngành của trường liên quan AI có khoa học dữ liệu, khoa học máy tính, công nghệ phần mềm, an toàn và bảo mật thông tin, mạng máy tính và truyền thông... Trường tập trung đầu tư cơ sở vật chất, các mô hình huấn luyện dữ liệu, các công nghệ mới liên quan AI.Một bạn đọc đặt câu hỏi: ''Nếu ai cũng đổ xô học những ngành công nghệ hot thì điểm chuẩn có cao không? Chương trình học ngành công nghệ thông tin của Trường ĐH Văn Hiến có khác so với các trường khác? Em có thể sử dụng điểm môn công nghệ để xét học bạ vào ngành này không?''Thạc sĩ Nguyễn Thị Diệu Anh giải đáp: ''Nếu em yêu thích công nghệ thì cần xem mình có thể đi theo hướng nào, lập trình hay an toàn thông tin hay khoa học dữ liệu, phân tích dữ liệu tài chính... Các em có rất nhiều lựa chọn để xét tuyển, tùy vào năng lực của bản thân. Điểm chuẩn có nhiều mức khác nhau và các em có thể cùng lúc đăng ký nhiều nguyện vọng vào nhiều trường để có có hội trúng tuyển. Trường ĐH Văn Hiến đào tạo theo hướng ứng dụng nên chú trọng tương tác doanh nghiệp. Ngay từ năm 1 các em đã được trải nghiệm nghề nghiệp ở các doanh nghiệp. Từ năm 2 cũng có các chuyên đề ngay tại doanh nghiệp. Năm 3, năm 4 sinh viên sẽ được làm các dự án riêng.Trường xét tuyển 4 tổ hợp A0, A1, D1 và K1 vào các ngành công nghệ''.Bạn đọc hỏi: ''Em nghe nghe nhiều đến sự đe dọa của AI đối với một số ngành nghề. Nghĩa là AI có thể thay thế được con người ở một số công việc. Vậy nếu học ngành AI thì em sẽ học những gì và làm việc ra sao, có phải chính những kỹ sư AI khiến cho nhiều người khác có nguy cơ không có việc làm?''.PGS-TS Phạm Thành Dương giải đáp: ''Em sẽ học về sự phát triển của AI, học máy, học sâu, ngôn ngữ tự nhiên, dữ liệu, xử lý dữ liệu, lập trình. Các em phải có nền tảng về toán học, xác suất thống kê... AI sẽ thay thế nhiều công việc, chẳng hạn công việc đòi hỏi lặp đi lặp lại mang tính quy trình. Tuy nhiên những công việc đòi hỏi tính sáng tạo thì chưa. Sự phát triển của AI cũng tạo ra rất nhiều công việc mới như phát triển và quản lý hệ thống AI, bảo trì và cải tiến công nghệ, dữ liệu lớn, khoa học dữ liệu, các công việc sáng tạo mà con người hợp tác với AI để giải quyết... Với sự phát triển của AI trong mọi lĩnh vực, đòi hỏi con người phải có kỹ năng cao hơn, tập trung nhiều vào công việc mang tính sáng tạo, phát triển chiến lược, kiểm tra giám sát, năng lực làm việc liên ngành...''.Thí sinh thắc mắc: ''Bán dẫn nằm trong chiến lược phát triển của đất nước vậy nếu em đăng ký học ngành này thì có được hỗ trợ học phí, cấp học bổng hay không?''.Tiến sĩ Trương Hải Bằng cho hay: ''Ngành thiết kế vi mạch đang được tuyển sinh tại Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn, trường cũng đang đầu tư phát triển chương trình đào tạo và phòng thí nghiệm ngành học này. Sinh viên được hưởng nhiều chính sách học bổng. SIU có 20 suất học bổng của Chủ tịch SIU trên 300 triệu đồng/suất.Trường dành 100 suất học bổng tiếp bước hành trình 100% học phí toàn khóa cho sinh viên khó khăn. Trường cũng tài trợ 20% học phí toàn khóa cho một số ngành trong đó có ngành thiết kế vi mạch. Trường cũng có học bổng tài năng cho ngành khoa học máy tính và công nghệ thông tin trong đó có chuyên ngành thiết kế vi mạch.Năm học vừa qua trên 50% sinh viên các ngành khoa học máy tính và công nghệ thông tin được hưởng những học bổng này. Đợt 2 (từ 14 giờ-15 giờ) gồm các chuyên gia: Đợt 3 (từ 15 giờ 15-16 giờ 15) gồm các chuyên gia:
Bí quyết làm giàu: Vườn ổi trái khổng lồ của lão nông miền Tây
Bài viết "Giáo viên phải ở trường làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30, đúng hay sai?" của Thanh Niên Online đăng tải ngày 9.3 thu hút nhiều ý kiến của bạn đọc quan tâm. Người cho rằng việc giáo viên ở trường giải quyết công việc trong giờ hành chính là hợp lý để chăm chút nhiều hơn cho học sinh, còn nhiều ý kiến khác cho biết nên căn cứ trên hiệu quả thực tế công việc chứ không áp giờ cụ thể.Bạn đọc Bình Hoàng cho rằng không nên áp khung giờ giấc cố định phải ngồi ở trường làm việc từ sáng đến chiều. Bạn đọc này nêu lý do: "Từ lâu lắm rồi, đã có một thời Bộ Giáo dục quy định giáo viên phải làm việc 8 giờ một ngày tại trường, nhưng chỉ được một thời gian ngắn phải bỏ ngay, vì không hiệu quả và gây nhiều phiền toái cho giáo viên và cả ban giám hiệu trong công tác quản lý nữa. Công việc giảng dạy và nghiên cứu của giáo viên có tính đặc thù nên không nhất thiết phải làm việc 8 giờ/ngày. Thời nay có công nghệ cao, cứ gì phải ngồi tập trung với nhau mới có thể trao đổi, bàn bạc? Bây giờ còn có những nghề có thể làm ở bất cứ đâu, miễn là có máy tính và wifi là được".Tài khoản MrLucabarazi đưa quan điểm: "Mỗi tuần 23 tiết nhưng lại bắt đi làm từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 là sai rồi. Còn việc giáo viên phải làm hết việc của họ là điều hiển nhiên, việc họ làm không đạt thì đã có quy chế/quy định".Người đọc lấy tên tài khoản Bạn đọc mới nêu quan điểm không nên cứng nhắc quy định giáo viên phải ở trường làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30, nên để giáo viên được dạy hết tiết có thể về, công việc miễn sao hoàn thành là được.Đồng quan điểm này, bạn đọc với tài khoản 25270 chia sẻ: "Cá nhân tôi cho rằng thời gian không nhất thiết phải nguyên tắc quá. Quan trọng là hiệu quả giảng dạy. Nếu bạn ở trường 4 tiếng mà học sinh của bạn vẫn tốt thì không vấn đề gì. Trong trường hợp phải ở lại đủ 8 tiếng thì vẫn không sai vì bạn đã hưởng lương cho 8 tiếng mỗi ngày".Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo, giáo viên lịch sử Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, TP.HCM cho biết theo cá nhân cô, giáo viên tiểu học khác giáo viên bậc THPT. Vì thường là giáo viên chủ nhiệm tiểu học đảm nhiệm dạy hầu hết các môn trong một lớp, đồng hành với các con suốt cả ngày, trừ một số tiết thuộc về các môn nghệ thuật, thể dục và kỹ năng, ngoại ngữ. Tuy nhiên các tiết này không chiếm nhiều thời gian nên giáo viên có thể được nghỉ ngơi trong thời điểm các môn học này diễn ra. Thời gian này, thầy cô có thể chăm sóc cho bản thân, lo công việc gia đình và nâng cao trình độ, ra ngoài giao tiếp học hỏi cũng là những việc cần thiết và bổ trợ cho việc định hướng và phát triển nghề nghiệp cũng như thực hiện nhiệm vụ giáo dục.Theo cô Thảo sẽ rất là hợp lý khi giáo viên ở trường cả ngày trong giờ hành chính để theo kịp các con nhưng với điều kiện lương phải đảm bảo cuộc sống của các thầy cô. "Hiện nay, lương giáo viên tiểu học không cao, kiêm nhiệm nhiều nên sẽ thiệt thòi nếu bắt các thầy cô phải đồng hành suốt cùng các con. Nên chăng, cần tính thêm các tiết ở trường trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm cho các thầy cô một cách thỏa đáng thì đôi bên đều đạt được sự đồng thuận. Ví dụ như trường luôn có giáo viên để kịp thông tin và xử lý các vấn đề phát sinh khi các con có sự cố hay sự việc bất ngờ xảy ra. Các con được thầy cô quan tâm, chăm sóc sâu sát và kịp thời giáo dục và hỗ trợ các con. Nhưng khi mà điều kiện làm việc, lương bổng còn chưa tốt như các trường ngoài công lập thì việc yêu cầu giáo viên đồng hành suốt cùng con trong cả ngày ở trường sẽ rất khó mà các thầy cô an tâm và đồng thuận. Phần Lan là nước làm được điều này, chúng ta nên nhìn cách quốc gia này triển khai chính sách giáo dục để thấy nghề giáo với mức lương cao và môi trường làm việc tốt để giáo viên yên tâm thực hiện sứ mệnh của mình", cô Thảo chia sẻ thêm.Theo cô Thảo, hiện nay tại các trường tiểu học có tổ chức bán trú, giáo viên nếu tham gia công tác phục vụ quản lý bán trú được chi trả thêm phụ cấp hàng tháng, số tiền này được cộng thêm vào tiền lương mà các giáo viên được nhận hàng tháng, do đó việc giáo viên ở lại trường làm việc từ sáng tới chiều là hợp lý.Còn giáo viên bậc THPT, các giáo viên dạy theo tiết thì việc giáo viên phải ngồi làm việc ở trường từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 là không cần thiết, trừ khi trường có phòng học bộ môn, phân công giáo viên trực phòng để hỗ trợ học sinh khi học sinh cần. Tuy nhiên hiện nay ở nhiều nơi chưa có phòng học bộ môn để trực như trên.Cô Phương Thu (tên giáo viên được thay đổi), giáo viên chủ nhiệm một trường tiểu học tại quận Gò Vấp, TP.HCM cho biết với các giáo viên chủ nhiệm bậc tiểu học, không chỉ dạy học, soạn bài, chuẩn bị đồ dùng học tập, học tập nâng cao chuyên môn, làm hoàn thành các công tác hồ sơ mà cô còn hỗ trợ công tác tổ chức, phục vụ bán trú của các em học sinh vào các giờ học sinh ăn trưa, ngủ trưa (có được tính phụ cấp thêm, chi trả hàng tháng cùng lương). Do đó cô thường có mặt, làm việc ở trường từ 7 giờ sáng tới 17 giờ chiều để giải quyết sổ sách, chấm tập vở cho học sinh và thấy thời gian làm việc như trên là hợp lý. "Nghị quyết 08 chi trả thu nhập tăng thêm cho đội ngũ viên chức TP.HCM là động lực để đội ngũ giáo viên cố gắng hoàn thành xuất sắc, hiệu quả công việc được giao", cô cho biết.Trả lời Thanh Niên Online, một cán bộ quản lý cấp phòng GD-ĐT một quận tại TP.HCM cho biết câu chuyện hiệu trưởng khuyến khích giáo viên làm việc từ 7 giờ 30 tới 16 giờ 30 để giải quyết hết công việc trường lớp ở trường, chăm lo tốt cho học sinh học chậm, trao đổi chuyên môn trực tiếp giữa các đồng nghiệp, về nhà có thể lo việc gia đình, nghỉ ngơi có mục tiêu tích cực, hướng tới ý nghĩa nhân văn là vì học sinh. Điều này có thể là thỏa thuận, nội quy lao động trong mỗi tập thể, để hướng tới mục tiêu cao nhất là hiệu quả công việc. Tuy nhiên khi cán bộ quản lý trường học đưa ra một quy định nào, cần thông điệp, cách thức lan tỏa thông điệp rõ ràng để thuyết phục đội ngũ, vì sao phải làm như vậy, làm như vậy để đạt được mục tiêu gì, đo lường hiệu quả công việc bằng cách nào, nếu đạt được mục tiêu thì sẽ được những giá trị gì, được ghi nhận như thế nào...? Đồng thời, theo cán bộ cấp phòng GD-ĐT này, hiệu trưởng có thể bắt đầu bằng việc khuyến khích trước một số nhân sự cốt cán, năng lực làm việc tốt, có thể truyền cảm hứng, họ sẽ làm gương cho việc tập trung ở trường làm việc và cùng hỗ trợ đội ngũ của mình qua các việc như trao đổi bài giảng, tập huấn bồi dưỡng kiến thức... Dần dần, khi thấy hiệu quả, việc này sẽ được lan tỏa rộng hơn trong toàn thể đội ngũ. Và tất nhiên, trường học cũng cần chú ý cơ sở vật chất, bàn ghế, hệ thống mạng... phục vụ việc làm việc của giáo viên."Thực tế cho thấy nhiều trường ngoài công lập, ngoài việc làm 8 tiếng hoặc hơn 8 tiếng mỗi ngày ở trường, vào thứ bảy hàng tuần đội ngũ giáo viên còn tập trung ở trường để bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, và giáo viên đều tự giác, chủ động tham gia. Quan trọng là họ thấy hiệu quả, và việc học tập này bổ ích thật sự, mang lại giá trị thật sự", vị này trao đổi.
Sau thành tích Top 5 - Miss Universe Vietnam 2024, MLee đánh dấu màn trở lại với âm nhạc bằng ca khúc Chín tầng mây, kết hợp cùng rapper Nhật Hoàng. Theo tiết lộ của giọng ca 9X, bài hát là cách để cô kết nối với khán giả trong giai đoạn ấp ủ những dự án âm nhạc chính thức, hứa hẹn ra mắt trong thời gian tới. Dịp này, MLee cũng dành thời gian chia sẻ về những ý kiến trái chiều xoay quanh sự nghiệp của mình, đồng thời bật mí về sự thay đổi của bản thân sau những sóng gió.Tính đến hiện tại, MLee có khoảng 10 năm gắn bó trong lĩnh vực nghệ thuật. Song với nhiều người, nữ ca sĩ chưa có sự bứt phá rõ rệt, vẫn lận đận với nghề. Nhìn nhận về điều này, MLee khẳng định bản thân không áp lực trước sự thành công của những người bạn đồng trang lứa và thấy mình cần cố gắng hơn để chứng minh năng lực trước khán giả. MLee tiết lộ trong thời gian tới, cô muốn tập trung hết sức lực cho âm nhạc, không nghĩ đến việc tham gia sẽ thử sức mình ở một cuộc thi nhan sắc nào khác. Về tin đồn tham gia show thực tế Em xinh, cô không khẳng định song cũng không phủ nhận, chỉ cho biết sẽ không từ chối những cơ hội đến với mình.
55 năm, bộ đội chống ngầm - Kỳ 5: Giữ tốt dùng bền
Bản tin "Xem nhanh 20h" ngày hôm nay có các tin tức đáng chú ý sau: Cục CSGT (C08 - Bộ Công an) cho biết, Nghị định 168/2024 sẽ có hiệu lực thi hành từ 1.1.2025, tăng mức phạt tiền với nhiều hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông, trong đó có nồng độ cồn. Vi phạm nồng độ cồn được chia thành 3 ngưỡng. Ngưỡng thấp nhất là chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/lít khí thở. Ngưỡng thứ hai là vượt quá 50 mg đến 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,25 mg đến 0,4 mg/lít khí thở. Ngưỡng cao nhất là vượt quá 80 mg/100 ml máu hoặc vượt quá 0,4 mg/lít khí thở. Theo quy định hiện hành tại Nghị định 100/2019 (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123 năm 2021), đối với ô tô, tài xế vi phạm nồng độ cồn ở ngưỡng thấp nhất sẽ bị xử phạt 6 - 8 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 10 - 12 tháng, vi phạm ngưỡng thứ hai sẽ bị phạt 16 - 18 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 16 - 18 tháng, vi phạm ngưỡng cao nhất sẽ bị phạt 30 - 40 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 22 - 24 tháng.Mạng xã hội chia sẻ đoạn clip với dòng trạng thái "10 điểm cho anh trai tinh ý. Nhớ chỉ các cháu điểm mù xe lớn khi đi đường nghe mọi người". Theo đoạn clip, bé gái đi xe đạp sát bên chiếc xe tải, người đàn ông ở trong quán cà phê thấy liền đi ra chỉ bé đi lên phía trước. Bé gái đang chuẩn bị lên xe đạp, xe tải cũng bắt đầu di chuyển. Thấy tình huống nguy hiểm, xe tải có thể chạm xe đạp của bé gái, người này đi lên theo, giơ tay ra tín hiệu để tài xế xe tải dừng lại kịp thời.Sau khi bé gái di chuyển khỏi khu vực nguy hiểm, người đàn ông ngỏ ý cảm ơn đồng thời thông báo để tài xế xe tải biết và tiếp tục di chuyển. Vụ việc xảy ra khoảng 6 giờ 16 phút ngày 27.12. Đoạn clip sau khi đăng tải lên mạng xã hội thu hút sự quan tâm, bình luận của dân mạng. Ai nấy đều cho rằng đó là tình huống nguy hiểm, người đàn ông đã tinh ý giúp đỡ để bé gái được an toàn.Bản tin "Xem nhanh 20h" sẽ quay trở lại vào lúc 20 giờ tối mai với những thông tin trong nước và quốc tế nóng hổi khác tại địa chỉ Thanhnien.vn và kênh YouTube Báo Thanh Niên.